Những bước để thiết lập ngân sách cá nhân hiệu quả mỗi tháng
Trang chủ>Bản tin>Những bước để thiết lập ngân sách cá nhân hiệu quả mỗi tháng>
4/10/2023

Những bước để thiết lập ngân sách cá nhân hiệu quả mỗi tháng

Bạn có bao giờ tự hỏi tiền của mình “đi về đâu” mỗi tháng không? Hôm nay nhận lương, vài hôm đã hết sạch tiền! Đừng lo, việc lập ngân sách cá nhân sẽ giúp bạn kiểm soát chi tiêu, tiết kiệm và đạt được những mục tiêu lớn hơn như mua xe, du lịch hay đầu tư cho tương lai. Trong bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách quản lý tài chính đơn giản, hiệu quả, và chia sẻ thêm về các giải pháp vay tiêu dùng tín chấp giúp bạn thực hiện các dự định một cách dễ dàng hơn. Cùng theo dõi nhé!

Tại sao cần thiết lập ngân sách cá nhân?

Tại sao cần thiết lập ngân sách cá nhân?

Để bắt đầu với thói quen thiết lập ngân sách cá nhân hiệu quả bạn cần biết rõ lý do nào thúc đẩy bạn thực hiện. Thiết lập thói quen này giúp bạn tạo ra một “tấm bản đồ tài chính” để:

  • Kiểm soát được dòng tiền vào ra
  • Tránh chi tiêu lãng phí
  • Tạo thói quen tiết kiệm
  • Đạt được các mục tiêu tài chính

Các bước thiết lập ngân sách cá nhân hiệu quả

Xác định thu nhập hàng tháng

Bước đầu tiên là xác định chính xác nguồn thu nhập hàng tháng của bạn, bao gồm thu nhập từ công việc chính, thu nhập từ các công việc phụ (nếu có), và các khoản thu nhập khác như lãi tiết kiệm, đầu tư. Có 2 loại thu nhập bạn có thể lưu ý:

  • Thu nhập cố định: dây là thu nhập hàng tháng từ công việc chính hoặc nguồn thu nhập đều đặn khác. Điều này giúp bạn có một cơ sở ổn định để lập ngân sách.
  • Thu nhập biến động: là các khoản thu nhập từ công việc làm thêm, đầu tư hoặc những khoản tiền thưởng không cố định.

Theo dõi chi tiêu trong một tháng

Theo dõi chi tiêu trong một tháng

Sẽ rất khó để lập một ngân sách hiệu quả nếu không biết mình đang chi tiêu bao nhiêu. Ghi lại tất cả các khoản chi tiêu hàng ngày sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và xác định được đâu là những khoản chi không cần thiết. Hãy ghi lại những khoản chi dù là nhỏ nhất:

  • Chi phí cố định (tiền nhà, điện nước)
  • Chi phí sinh hoạt (ăn uống, đi lại)
  • Chi phí giải trí
  • Các khoản vay (nếu có)

Áp dụng nguyên tắc 50/30/20

Sau khi biết rõ thu nhập và chi tiêu của mình, bước tiếp theo là phân bổ ngân sách hợp lý cho từng loại chi phí. Một“công thức thần thánh” được nhiều bạn trẻ tin chọn là nguyên tắc 50/30/20:

  • 50% cho các nhu cầu thiết yếu: Nhà ở, điện nước, thực phẩm.
  • 30% cho các mong muốn cá nhân: Giải trí, mua sắm, du lịch.
  • 20% cho tiết kiệm và khoản vay: dành một phần thu nhập để tiết kiệm hoặc trả khoản vay để tránh tình trạng bị dồn nợ.

Thiết lập các mục tiêu tài chính

Thiết lập các mục tiêu tài chính

Khi nói đến việc quản lý tài chính cá nhân, một trong những điều quan trọng nhất là bạn cần có mục tiêu rõ ràng. Cách tốt nhất để đảm bảo mục tiêu của bạn cụ thể, dễ theo dõi và đạt được là áp dụng nguyên tắc SMART (Specific - Measurable - Achievable - Relevant - Time-bound). Vậy mục tiêu SMART là gì?

  • Specific (Cụ thể): Mục tiêu phải rõ ràng và dễ hiểu.
  • Measurable (Đo lường được): Có các tiêu chí để theo dõi quá trình thực hiện.
  • Achievable (Khả thi): Mục tiêu phải thực tế, có thể đạt được với nguồn lực hiện tại.
  • Relevant (Liên quan): Mục tiêu phải phù hợp với hoàn cảnh và ưu tiên cá nhân.
  • Time-bound (Có thời hạn): Đặt ra một khung thời gian để hoàn thành mục tiêu.

Để cụ thể hóa các khái niệm trên, bạn có thể theo dõi bảng ví dụ về mục tiêu SMART ngay dưới đây:

Mục tiêu

Cụ thể (Specific)

Đo lường được (Measurable)

Khả thi (Achievable)

Liên quan (Relevant)

Thời hạn (Time-bound)

Tiết kiệm 50 triệu

Tiết kiệm 50 triệu trong vòng 1 năm để mua xe máy

Mỗi tháng tiết kiệm 4 triệu đồng

Cắt giảm chi tiêu không cần thiết để đạt mục tiêu

Phù hợp với kế hoạch mua xe trong tương lai

Hoàn thành trong 12 tháng

Trả hết khoản vay tín dụng

Trả hết 20 triệu thẻ tín dụng

Trả mỗi tháng 2 triệu đồng

Điều chỉnh chi tiêu để dành tiền trả nợ

Giảm gánh nặng tài chính

Hoàn thành trong 10 tháng

Xây dựng quỹ khẩn cấp

Tích lũy 6 tháng chi phí sinh hoạt

Tiết kiệm 2 triệu mỗi tháng

Hạn chế các khoản chi không cần thiết

Đảm bảo tài chính an toàn khi gặp tình huống khẩn cấp

Hoàn thành trong 18 tháng

Việc đặt mục tiêu tài chính theo cách SMART không chỉ giúp bạn dễ dàng kiểm soát hơn, mà còn thúc đẩy bạn đạt được các mục tiêu một cách hiệu quả và có kế hoạch hơn.

Sử dụng các công cụ quản lý tài chính cá nhân

Với công nghệ ngày một phát triển, các ứng dụng công nghệ tài chính chiếm số lượng lớn người dùng bởi mang lại hiệu năng dễ dàng. Việc theo dõi và lập ngân sách cá nhân được đơn giản hóa. Bạn có thể bắt đầu sử dụng các các công cụ hỗ trợ như:

  • Ứng dụng quản lý tài chính: cho phép theo dõi thu chi, phân tích ngân sách theo từng hạng mục, đồng thời gửi thông báo khi chi tiêu vượt mức.
  • Sổ tay ghi chép: dành cho những bạn thích ghi chép bởi bút và tập
  • File Excel: bằng cách tạo các hàm cùng phép tính đơn giản để nhập dữ liệu thu chi đơn giản
  • Ứng dụng tài chính: sử dụng để quản lý hồ sơ vay và hợp đồng vay. Một trong số đó là iShinhan - ứng dụng tài chính được phát triển bởi Shinhan Finance.

Những công cụ này không chỉ giúp bạn theo dõi chi tiêu một cách chính xác, mà còn cung cấp các báo cáo tài chính chi tiết để bạn dễ dàng điều chỉnh ngân sách.

Linh hoạt điều chỉnh ngân sách khi cần thiết

Linh hoạt điều chỉnh ngân sách khi cần thiết

Một ngân sách cá nhân cần linh hoạt và điều chỉnh dựa trên những thay đổi về thu nhập và chi tiêu. Nếu bạn thấy chi tiêu đang vượt quá ngân sách hoặc có những khoản chi tiêu mới phát sinh, hãy điều chỉnh lại để cân đối tài chính.

Ví dụ, khi bạn đang có kế hoạch mua một chiếc xe máy nhưng chưa đủ tiền, bạn có thể cân nhắc việc vay trả góp thông qua Shinhan Finance. Sản phẩm vay trả góp của Shinhan Finance với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh chóng sẽ giúp bạn dễ dàng sở hữu chiếc xe mà không phải trả toàn bộ số tiền ngay lập tức.

Bảng nguyên tắc để duy trì ngân sách ổn định

Để duy trì ngân sách ổn định và đạt được mục tiêu tài chính, việc tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản là điều rất cần thiết. Những nguyên tắc này giúp bạn tạo dựng nền tảng vững chắc cho tài chính cá nhân và sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất ngờ. Bạn có thể tham khảo bảng sau để tìm ra những cách thức tối ưu hóa ngân sách hàng tháng một cách hiệu quả:

Tạo quỹ khẩn cấp

Cắt giảm chi tiêu không cần thiết

Tăng nguồn thu nhập

Dự phòng 3 - 6 tháng chi tiêu

Hạn chế ăn uống bên ngoài

Tìm kiếm công việc phụ

Để riêng trong tài khoản tiết kiệm

Tận dụng các chương trình khuyến mãi

Đầu tư an toàn

Chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết

Mua sắm theo kế hoạch

Phát triển kỹ năng chuyên môn

Tóm lại, thiết lập một ngân sách cá nhân hiệu quả không phải là điều khó khăn, nhưng nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và thói quen kỷ luật. Với các bước cơ bản như xác định thu nhập, theo dõi chi tiêu, xây dựng quỹ khẩn cấp và sử dụng các công cụ hỗ trợ, bạn có thể dễ dàng kiểm soát tài chính của mình. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.

Đọc tiếp