Khoản vay sinh viên, nghe thì có vẻ như một giải pháp "hoàn hảo" cho việc đầu tư học tập, nhưng thật sự, với một số bạn trẻ, nó lại là nỗi ám ảnh vô cùng! Cứ mỗi tháng, đợi đến ngày thanh toán là lại thấy tim đập nhanh hơn, lo lắng không biết phải làm sao để không bị rơi vào cảnh thâm hụt tài chính.
Nhưng nếu có kế hoạch rõ ràng và chiến lược thanh toán hợp lý, bạn hoàn toàn có thể "tiêu diệt" khoản vay sinh viên một cách nhẹ nhàng như ăn kẹo. Cùng chúng tôi tìm hiểu những mẹo hay ho để vượt qua bài toán tài chính này nhé!
Kiểm tra tình hình vay vốn
Đừng vội hoảng sợ, trước khi bắt tay vào thanh toán khoản vay, bạn cần phải biết rõ mình đang “bơi” ở đâu đã. Khoản vay sinh viên của bạn có thể giống như một con quái vật đang “rình rập”, nhưng nếu bạn hiểu rõ về nó, bạn sẽ dễ dàng “thu phục” hơn. Hãy bắt đầu liệt kê những yếu tố cơ bản sau:
- Số tiền vay gốc: xác định số tiền bạn vay lúc ban đầu
- Lãi suất và thời hạn: Hãy kiểm tra mức lãi suất mà bạn đang trả và thời hạn còn lại của khoản vay này.
- Khoản trả hàng tháng: tính tổng số tiền bạn phải thanh toán mỗi tháng để duy trì đúng kế hoạch
Khi hiểu rõ cấu trúc khoản vay, bạn có thể lập kế hoạch thanh toán hiệu quả và chủ động hơn.
Tìm việc làm thêm để tăng thu nhập
Công việc làm thêm là một cách rất phổ biến để sinh viên có thể kiếm thêm thu nhập. Bạn có thể bắt đầu tìm những công việc bán thời gian với giờ giấc linh hoạt. Ngoài việc giảm bớt áp lực tài chính, việc làm thêm còn giúp bạn tích lũy kinh nghiệm làm việc cho tương lai.
Một số công việc phù hợp với sinh viên
Công Việc |
Thu Nhập Ước Tính |
Thời Gian Linh Hoạt |
Gia Sư |
100.000 - 200.000 VND/giờ |
Linh hoạt, có thể làm tại nhà |
Nhân Viên Bán Hàng |
20.000 - 30.000 VND/giờ |
Buổi tối hoặc cuối tuần |
Cộng Tác Viên Viết Lách |
Theo dự án |
Làm ở nhà, thời gian tự chọn |
Bán Hàng Online |
Thu Nhập Tùy Sản Phẩm |
Linh hoạt, không giới hạn |
Nếu bạn làm việc chăm chỉ và có thể kiên trì, chẳng mấy chốc bạn sẽ có đủ tiền để thanh toán một phần lớn khoản vay rồi đấy!
Lập kế hoạch thanh toán khoản vay
Nếu không có kế hoạch rõ ràng sẽ khiến bạn mất phương hướng khi đến kỳ thanh toán. Kế hoạch đúng hướng là xác định mục tiêu thanh toán khoản vay một cách cụ thể và nghiêm túc thực hiện. Nếu bạn không lên kế hoạch, khoản vay sinh viên sẽ dần khiến bạn mất kiểm soát. Cùng chúng tôi thiết lập một kế hoạch dễ thực hiện với các bước dưới đây:
Chia ngân sách hợp lý
Cần phải có một ngân sách rõ ràng, nếu không bạn sẽ dễ dàng “vung tay quá trán” và bị lạc lối trong việc chi tiêu. Hãy chia tiền của mình theo tỷ lệ hợp lý như sau”
- 50% cho sinh hoạt: bao gồm tiền ăn uống, tiền thuê nhà, tiền điện nước.
- 30% cho trả nợ: đây là khoản bạn phải ưu tiên hàng đầu. Đừng để khoản vay chất đống lên như một ngọn núi.
- 20% cho tiết kiệm: nếu có thể, hãy tiết kiệm ít nhất một chút, phòng khi có việc cần dùng đến
Thanh toán khoản vay sớm hơn dự kiến
Nếu có thu nhập từ công việc làm thêm, đừng chần chừ, hãy trả trước một phần khoản vay. Việc này không chỉ giúp bạn giảm lãi suất mà còn khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm, không còn bị gánh nặng tài chính đè lên đầu.
Hãy tiết kiệm cả khi bạn còn là sinh viên
Dù bạn là sinh viên hay đã ra trường, việc tiết kiệm luôn là một thói quen tốt. Những chi phí nhỏ trong ngày cũng có thể trở thành khoản tiết kiệm lớn khi bạn biết cách chi tiêu hợp lý.
Đừng để những món đồ không cần thiết "bào mòn" ngân sách của bạn. Những thứ như quần áo, phụ kiện thời trang đắt tiền sẽ chẳng giúp ích gì cho việc trả nợ đâu! Đặc biệt trong giai đoạn đã lên kế hoạch thanh toán khoản vay, bạn nên “tạm quên” các buổi livestream siêu sale hàng tháng trên các nền tảng, đây là một mẹo nhỏ nhưng hiệu quả lại rất cao. Ngoài ra, để tiết kiệm nhiều hơn bạn cũng nên hình thành các thói quen như:
- Tự nấu ăn: không cần phải ăn ngoài liên tục, tự nấu ăn tại nhà vừa tiết kiệm lại còn ngon hơn.
- Di chuyển thông minh: xe đạp, đi bộ, hoặc phương tiện công cộng là những lựa chọn tiết kiệm mà bạn có thể cân nhắc.
Tóm lại, thanh toán khoản vay sinh viên chỉ là một phần trong con đường học tập và phát triển của bạn. Đừng để áp lực tài chính giảm đi tinh thần học hỏi và phát triển. Khi đã lập kế hoạch tài chính thông minh, tìm kiếm việc làm thêm, tiết kiệm hợp lý, bạn hoàn toàn có thể xử lý khoản vay một cách hiệu quả. Chúc bạn thành công và sớm hoàn tất nghĩa vụ tài chính để sẵn sàng bước vào chương mới tươi sáng hơn.