Hiện nay, việc vay vốn để phục vụ cho nhu cầu cá nhân hoặc gia đình ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải đơn vay vốn nào cũng được chấp nhận. Nhiều người cảm thấy bức xúc và thất vọng khi đơn vay của mình bị từ chối mà không hiểu rõ nguyên nhân. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ những lý do phổ biến khiến đơn vay vốn bị từ chối và đưa ra một số lời khuyên để cải thiện cơ hội được duyệt vay, cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Những lý do phổ biến khiến đơn vay bị từ chối
Có 5 lý do chính và khá phổ biến kiến hồ sơ vay của nhiều người bị từ chối, hãy điểm qua từng điều dưới đây:
Tình trạng tín dụng không đạt yêu cầu
Tình trạng tín dụng hay còn gọi là lịch sử tín dụng, là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà các tổ chức tài chính dựa vào để đánh giá khi xét duyệt hồ sơ vay. Lịch sử tín dụng được đánh giá dựa trên quá trình bạn thanh toán các khoản vay trước đây, số lần thanh toán chậm trễ, và cả số lượng khoản vay hiện tại bạn đang có. Các yếu tố ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng có thể kể đến:
- Thanh toán trễ: nếu bạn có thói quen thanh toán trễ hoặc không thanh toán, lịch sử tín dụng của bạn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
- Nợ xấu: nếu bạn đang có khoản vay xấu (nợ quá hạn từ 3 tháng trở lên), khả năng được duyệt vay là không phần trăm.
- Tỷ lệ tín dụng sử dụng: nếu bạn đã sử dụng quá nhiều hạn mức tín dụng hiện có, tổ chức cho vay sẽ đánh giá rằng bạn có khả năng gặp rủi ro trong việc hoàn trả khoản vay mới.
Thu nhập không ổn định hoặc không đủ
Nguồn thu nhập cá nhân chính là yếu tố cốt lõi giúp xác định khả năng chi trả của bạn đấy. Các tổ chức tài chính sẽ đánh giá thu nhập để đảm bảo rằng bạn đủ khả năng thanh toán khoản vay hằng tháng. Các trường hợp dễ bị từ chối vay thì thu nhập như:
- Thu nhập không ổn định: nếu bạn là lao động tự do hoặc có công việc không thường xuyên, bạn có thể khó thuyết phục tổ chức tài chính về khả năng thanh toán của mình.
- Thu nhập không đủ: các tổ chức tín dụng thường có tiêu chuẩn nhất định về thu nhập tối thiểu. Nếu thu nhập của bạn dưới mức yêu cầu, đơn vay vốn sẽ khó được chấp thuận.
Nếu có thể, hãy làm việc với hợp đồng lao động dài hạn và minh bạch hóa thu nhập hàng tháng. Đồng thời, cân nhắc bổ sung các nguồn thu nhập khác để tăng khả năng thuyết phục tổ chức tài chính.
Tỷ lệ nợ trên thu nhập cao
Tỷ lệ nợ trên thu nhập (DTI - Debt To Income Ratio) là một chỉ số quan trọng khác mà các tổ chức tài chính xem xét khi phê duyệt vay vốn. Tỷ lệ này càng cao, nguy cơ không trả được nợ càng lớn. Các tổ chức tài chính thường đặt giới hạn tỷ lệ DTI để bảo vệ bản thân khỏi rủi ro nợ xấu.
- DTI thấp (<40%): khả năng trả nợ cao, dễ được duyệt vay
- DTI trung bình (40 - 50%): cân nhắc được duyệt, có thể yêu cầu bổ sung thông tin
- DTI cao (>50%): khả năng từ chối cao vì nguy cơ không trả nợ
Để giảm tỷ lệ nợ trên thu nhập, bạn nên thanh toán bớt các khoản vay cũ và giảm thiểu các khoản chi không cần thiết. Hành động này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị từ chối vay vốn.
Thiếu tài sản đảm bảo (đối với vay thế chấp)
Đối với một số khoản vay lớn, chẳng hạn vay thế chấp, tổ chức tài chính sẽ yêu cầu tài sản đảm bảo để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tài sản đủ giá trị hoặc giấy tờ chứng nhận sở hữu rõ ràng để đáp ứng yêu cầu này.
Một số loại tài sản thường được yêu cầu bao gồm:
- Bất động sản như nhà ở, đất đai
- Xe ô tô có giấy tờ sở hữu hợp lệ
- Các loại tài sản khác có giá trị cao và dễ dàng thanh lý
Nếu không có tài sản đảm bảo, bạn có thể xem xét các khoản vay tín chấp của Shinhan Finance. Tuy mức vay sẽ thấp hơn nhưng bạn sẽ không cần phải cung cấp tài sản đảm bảo.
Hồ sơ không đầy đủ hoặc không rõ ràng
Nhiều đơn vay vốn bị từ chối vì lý do hồ sơ không đầy đủ thông tin cũng như thiếu tính rõ ràng. Điều này có thể khiến tổ chức tài chính cảm thấy thiếu tin tưởng hoặc cho rằng khách hàng không đủ nghiêm túc trong việc vay vốn.
Một số yếu tố khiến hồ sơ không đạt yêu cầu như:
- Thiếu giấy tờ cá nhân cần thiết: CMND/CCCD, sổ hộ khẩu, giấy tạm trú.
- Thiếu giấy tờ chứng minh thu nhập: phiếu lương, hợp đồng lao động, sao kê ngân hàng.
- Thông tin không khớp: trường hợp như tên trong CMND/CCCD và sổ hộ khẩu không khớp nhau cũng có thể gây khó khăn trong quá trình xét duyệt.
Cách khắc phục & Lời khuyên để tăng khả năng duyệt vay
Không phải lúc nào đơn vay bị từ chối cũng là dấu chấm hết. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn cải thiện tình hình tài chính và nâng cao khả năng phê duyệt đơn vay vốn:
Cách khắc phục khi đơn bị từ chối
Kiểm tra và cải thiện tình trạng tín dụng
- Thanh toán khoản vay đúng hạn: Thói quen này giúp bạn xây dựng lịch sử tín dụng tốt và giảm tỷ lệ bị từ chối trong tương lai.
- Giảm nợ cũ trước khi vay mới: Hãy cố gắng thanh toán hết hoặc giảm thiểu các khoản nợ trước khi nộp đơn vay vốn mới.
Tăng thu nhập hoặc chọn khoản vay phù hợp với khả năng
- Tăng thu nhập: nếu có thể, bạn nên tìm thêm các nguồn thu nhập bổ sung để cải thiện khả năng thanh toán của mình.
- Điều chỉnh khoản vay: hãy suy nghĩ thật kỹ về khoản vay mà bạn yêu cầu phù hợp với khả năng tài chính của bạn. Nếu điều chỉnh đúng đắn sẽ giúp bạn giảm rủi ro khi thanh toán và tăng khả năng được duyệt vay.
Chuẩn bị hồ sơ chi tiết và đầy đủ
- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ: hồ sơ của bạn cần có đủ giấy tờ cần thiết và các thông tin cá nhân, thông tin tài chính đều rõ ràng.
- Kiểm tra kỹ thông tin trước khi nộp: một bộ hồ sơ sạch sẽ, đầy đủ thông tin sẽ giúp bạn ghi điểm với tổ chức tài chính.
Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro khi vay vốn và tăng khả năng phê duyệt, hãy áp dụng các một số lời khuyên sau:
Lời khuyên để tăng khả năng duyệt vay
- Giữ gìn lịch sử tín dụng tốt: đây là yếu tố quan trọng nhất mà bạn có thể kiểm soát bằng cách thanh toán nợ đúng hạn.
- Đảm bảo thu nhập ổn định: nếu bạn là người làm tự do hoặc có thu nhập không ổn định, hãy chuẩn bị chứng từ chi tiết để thuyết phục tổ chức tài chính.
- Xem xét cẩn thận trước khi đăng ký khoản vay lớn: đảm bảo rằng bạn đã tính toán kỹ khả năng chi trả để không bị gánh nặng tài chính.
Tóm lại, bị từ chối đơn vay vốn không phải là điều gì quá bất ngờ. Đó có thể là cơ hội để bạn xem xét lại tình hình tài chính của mình và cải thiện những yếu tố còn thiếu sót. Việc hiểu rõ các lý do phổ biến dẫn đến việc từ chối đơn vay sẽ giúp bạn tự tin hơn trong lần xin vay vốn tiếp theo. Để có cơ hội thành công cao nhất, hãy duy trì một lịch sử tín dụng tốt, thu nhập ổn định và chuẩn bị kỹ càng mọi giấy tờ cần thiết.
Với các sản phẩm vay tiêu dùng tín chấp của Shinhan Finance, bạn sẽ không cần tài sản đảm bảo, nhưng nếu có sự chuẩn bị chu đáo thì chúng giúp bạn có được khoản vay mong muốn dễ dàng hơn.