5 Sai lầm tài chính người trẻ thường gặp và cách tránh
Trang chủ>Bản tin>5 Sai lầm tài chính người trẻ thường gặp và cách tránh>
21/6/2024

5 Sai lầm tài chính người trẻ thường gặp và cách tránh

Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng quan trọng, nhưng không phải ai cũng được học bài bản từ khi còn trẻ. Trên thực tế, nhiều người trẻ hiện nay đang mắc phải những sai lầm tài chính phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai kinh tế của họ. Bài viết này sẽ phân tích rõ 5 sai lầm thường gặp và gợi ý cách tránh để bạn xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc.

Sai lầm 1: Chi tiêu vượt quá thu nhập

Sai lầm 1: Chi tiêu vượt quá thu nhập

Việc chi tiêu vượt quá thu nhập có lẽ là sai lầm phổ biến nhất mà người trẻ mắc phải, đặc biệt khi họ mới bắt đầu có thu nhập ổn định. Lối sống “hưởng thụ trước, trả sau” khiến cho nhiều người rơi vào tình trạng vay nợ hoặc cạn kiệt quỹ dự phòng. Việc chi tiêu vượt quá thu nhập gây ra một số nguy hiểm thường thấy:

  • Dễ dẫn đến nợ nần: thẻ tín dụng và các khoản vay tiêu dùng thường bị lạm dụng quá mức, gây nên áp lực trả nợ.
  • Khó đạt mục tiêu tài chính: khi không kiểm soát được chi tiêu bạn sẽ không còn khoản tiền dư để tiết kiệm hoặc đầu tư.

Để khắc phục việc này, người trẻ có thể áp dụng các cách như:

  • Lập ngân sách: ghi lại các khoản thu nhập và chi tiêu để kiểm soát dòng tiền.
  • Áp dụng quy tắc 50/30/20: phân bổ 50% thu nhập cho nhu cầu cơ bản, 30% cho mong muốn cá nhân và 20% để tiết kiệm hoặc đầu tư.
  • Hạn chế lối sống xa hoa: tránh "chạy đua" với bạn bè qua các món đồ hàng hiệu hoặc những chuyến du lịch xa xỉ.

Sai lầm 2: Không có quỹ dự phòng khẩn cấp

Sai lầm 2: Không có quỹ dự phòng khẩn cấp

Rất nhiều người trẻ chủ quan và không chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ như mất việc, tai nạn, hay các chi phí y tế đột xuất. Việc không có quỹ dự phòng khiến bạn dễ rơi vào khủng hoảng tài chính. Quỹ dự phòng thật sự quan trọng khi hiểu rõ vai trò của chúng:

  • Có thể giảm áp lực tài chính: đây chính là lúc bạn không cần vay nợ khi có sự cố bất ngờ, những tình huống khẩn cấp
  • Quỹ dự phòng luôn mang lại cảm giác an tâm: một khoản tiền dự trữ đủ lớn giúp bạn yên tâm trước các rủi ro.

Để xây dựng quỹ dự phòng đủ “to” thì người trẻ có thể bắt đầu với các bước dưới đây:

  • Bước 1: xác định số tiền cần thiết, mức lý tưởng là đủ để chi trả sinh hoạt trong 3 - 6 tháng
  • Bước 2: tích lũy dần như tiết kiệm một phần nhỏ từ thu nhập hàng tháng, ví dụ 10 - 20%
  • Bước 3: tách biệt các quỹ; bạn cần đặt quỹ dự phòng ở một tài khoản riêng và không dùng cho các mục đích khác.

Sai lầm 3: Không bắt đầu tiết kiệm và đầu tư sớm

Sai lầm 3: Không bắt đầu tiết kiệm và đầu tư sớm

Người trẻ thường nghĩ rằng tiết kiệm và đầu tư là chuyện "để sau". Tuy nhiên, thời gian chính là "đồng minh" lớn nhất trong tài chính. Người trẻ bắt đầu tiết kiệm và đầu tư sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể như:

  • Lãi suất kép: bạn càng bắt đầu sớm, lợi nhuận từ lãi suất kép càng lớn.
  • Đạt được mục tiêu tài chính: tiền tích lũy có thể giúp bạn mua nhà, đi du lịch hoặc nghỉ hưu sớm.

Vậy làm thế nào để người trẻ bắt đầu thực hiện được? Cùng chúng tôi khai thác sâu hơn về chủ đề này:

  • Bắt đầu nhỏ: đầu tư một phần nhỏ thu nhập vào các kênh như chứng khoán, quỹ đầu tư, hoặc gửi tiết kiệm dài hạn.
  • Học hỏi kiến thức: đọc sách, tham gia các khóa học hoặc theo dõi chuyên gia tài chính để nâng cao hiểu biết.
  • Duy trì kỷ luật: vì ông bà xưa có câu “tích tiểu thành đại” - dù số tiền nhỏ, hãy tiết kiệm đều đặn để tạo thói quen.

Kênh tiết kiệm/đầu tư

Ưu điểm

Nhược điểm

Gửi tiết kiệm ngân hàng

An toàn, lãi suất ổn định

Lãi suất thấp, khó chống lạm phát

Quỹ đầu tư

Lợi nhuận cao hơn gửi tiết kiệm

Có rủi ro nếu chọn quỹ kém hiệu quả

Chứng khoán

Sinh lời cao, linh hoạt rút vốn

Biến động lớn, cần hiểu biết sâu

Sai lầm 4: Đầu tư theo xu hướng mà không nghiên cứu kỹ

Sai lầm 4: Đầu tư theo xu hướng mà không nghiên cứu kỹ

Thị trường tài chính luôn có những xu hướng đầu tư "hot" như tiền mã hóa, chứng khoán tăng trưởng nhanh, hay bất động sản. Nhiều người trẻ bị cuốn vào các xu hướng này mà không tìm hiểu kỹ lưỡng. Đây chính là sai lầm nghiêm trọng nhất mà những người trẻ thường lao đầu vào, vậy đâu là rủi ro của việc đầu tư theo phong trào:

  • Tiền mất tật mang: đầu tư mù quáng vào các lĩnh vực không hiểu rõ dễ dẫn đến thua lỗ. Tình trạng đang được lên án mạnh mẽ vì xuất phát từ lòng tham “sinh lời cực nhanh”.
  • Không bền vững: các "trend" thường mang tính thời điểm, không phù hợp với chiến lược lâu dài

Hãy lưu lại và chia sẻ những biện pháp dưới đây đến bạn bè và người thân, để cùng nhau giảm thiểu rủi ro “tiền mất tật mang” này:

  • Tìm hiểu trước khi đầu tư: hiểu rõ rủi ro, cách vận hành của thị trường và đặc điểm từng kênh đầu tư.
  • Tham khảo chuyên gia: hỏi ý kiến từ những người có kinh nghiệm để đưa ra quyết định sáng suốt.
  • Đừng chạy theo đám đông: chỉ đầu tư khi bạn thực sự hiểu và cảm thấy phù hợp với mục tiêu tài chính của mình.

Sai lầm 5: Thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân

Sai lầm 5: Thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân

Nhiều người trẻ không có thói quen theo dõi chi tiêu hoặc lập kế hoạch tài chính. Điều này khiến họ dễ rơi vào tình trạng chi tiêu mất kiểm soát hoặc không đạt được các mục tiêu dài hạn. Hệ quả của việc quản lý tài chính kém có thể kể đến như: không biết tiền đi về đâu vì chi tiêu không có kế hoạch dẫn đến lãng phí; khó đạt được mục tiêu tài chính vì bạn không thể tiết kiệm đủ tiền hoặc đầu tư hiệu quả.

Cách cải thiện kỹ năng quản lý tài chính:

  • Theo dõi chi tiêu: sử dụng ứng dụng quản lý tài chính để theo dõi thói quen thu chi của bản thân.
  • Lập kế hoạch cụ thể: đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, sau đó lập kế hoạch để đạt được chúng.
  • Học từ sai lầm: đánh giá lại tình hình tài chính hàng tháng để cải thiện.

Tóm lại, tài chính cá nhân không chỉ là vấn đề của tương lai mà cần được ưu tiên ngay từ bây giờ. Bằng cách tránh 5 sai lầm tài chính phổ biến như chi tiêu vượt thu nhập, không có quỹ dự phòng, hay đầu tư mù quáng, bạn sẽ xây dựng được một nền tảng tài chính vững mạnh. Quan trọng nhất là, sự thành công trong tài chính không chỉ nằm ở thu nhập mà còn ở cách bạn quản lý và sử dụng tiền một cách thông minh. Hy vọng bài viết này chính là hồi chuông thức tỉnh những bạn trẻ đang mắc những sai lầm không đáng có này!

Đọc tiếp