Nguyên tắc
“Tài chính nhân văn” hướng đến mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi, giúp Khách hàng thành công thông qua đáp ứng các giá trị mà Khách hàng quan tâm và bảo vệ quyền lợi chính đáng của Khách hàng. Hơn nữa, Tài chính nhân văn còn hướng đến sự phát triển của cộng đồng thông qua thực hiện đầy đủ các trách nhiệm xã hội và quan tâm những trường hợp khó khăn, giúp họ không bị bỏ lại phía sau. Chúng tôi tin tưởng rằng về lâu dài, các giá trị chung được tôn trọng bởi cả Khách hàng và Công ty ngày càng được củng cố và mở rộng nếu mọi việc được nhìn nhận từ góc độ của Khách hàng trước khi thực hiện.
Mục đích
Để triển khai Tài chính nhân văn trên thực tế, Tập đoàn Tài chính Shinhan đã cải thiện hệ thống và cơ sở hạ tầng, đồng thời xậy dựng Tài chính nhân văn thành văn hóa doanh nghiệp nhằm tăng cường hiệu quả kết nối với các bên liên quan, từ đó hiện thực hóa Tài chính nhân văn trong ngành tài chính để đồng hành và nhận được sự ủng hộ của Khách hàng.
Biểu tượng Tài chính nhân văn
Biểu tượng chủ đạo của Tài chính nhân văn là hình ảnh mô phỏng “Làn gió ấm”, đại diện cho nhiệt huyết và quyết tâm của Shinhan đóng góp vào sự phát triển của thị trường tài chính. Biểu tượng còn đi kèm hình bồ câu, tượng trưng cho “Hy vọng”, vốn là biểu tượng nguyên thủy trong bộ nhân diện Thương hiệu của Tập đoàn Tài chính Shinhan. Màu xanh dương mang ý nghĩa của sự “Uy tín, tin cậy”, sắc đỏ và cam đại diện cho sự nồng ấm cũng như nhiệt huyết mà Tập đoàn Tài chính Shinhan muốn gửi gắm ở Tài chính nhân văn.
Khởi nguồn của Tài chính nhân văn
- Chuẩn mực giá trị mà xã hội tìm kiếm ở các Công ty đang thay đổi
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển dẫn đến việc cần có nhận thức chung về tăng trưởng bền vững – điều mà chúng ta khó đạt được nếu chưa quan tâm đến những người kém may mắn hơn trong xã hội. Bên cạnh đó, các giá trị mà xã hội tìm kiếm ở các Công ty đã có nhiều thay đổi. Thay vì chỉ tập trung vào việc tăng lợi nhuận, tất cả nên cùng nhau giải quyết các vấn đề chung của xã hội và chủ động đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan. Theo đó, Tập đoàn Tài chính Shinhan phát triển Tài chính nhân văn nhằm thiết lập nền tảng tăng trưởng bền vững thông qua sự gắn kết hợp tác tài chính trong đó tất cả các bên cùng có lợi gồm Shinhan, Khách hàng và xã hội.
- Shinhan hướng đến một xã hội thịnh vượng và ấm áp
Phương châm hoạt động của Ngân hàng Shinhan trước khi Tập đoàn Tài chính Shinhan ra đời vào năm 1982 là "Mới, Hiệu quả và Nhân văn". Ý nghĩa của "Mới " là thiết lập nên một tiêu chuẩn mới trong ngành tài chính Hàn Quốc, khác biệt với những ngân hàng khác. "Hiệu quả" là xây dựng nên một ngân hàng danh tiếng và vững mạnh. "Nhân văn" là góp phần xây dựng một xã hội thịnh vượng và ấm áp hơn. Tập đoàn Tài chính Shinhan đã định hình một nguyên tắc quản lý mới là Tài chính nhân văn, được áp dụng để giúp doanh nghiệp phát triển ở những ngày đầu tiên. Tài chính nhân văn đề cập đến việc nỗ lực tạo ra các giá trị dành cho Khách hàng và bảo vệ Khách hàng trong mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi. Đồng thời, Shinhan đặt ra sự quan tâm hết mực dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn và thực thi các trách nhiệm xã hội theo nhu cầu thời đại. Tập đoàn Tài chính Shinhan thực hiện Tài chính nhân văn thông qua giao dịch hàng ngày, đảm bảo Khách hàng và xã hội cùng hưởng lợi thường xuyên chứ không tổ chức theo trào lưu ngắn hạn vài lần. Nhờ vậy, Shinhan có thể nhận được sự tin cậy từ các Khách hàng và xây dựng nền tảng vững chắc cho Khách hàng để đồng hành phát triển.
- Shinhan tăng trưởng bền vững cùng thời đại thông qua kiến tạo các giá trị chung
Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới đã chậm lại rất nhiều. Trong quá khứ, khi tốc độ tăng trưởng nhanh là mẫu số chung, các Công ty thường chỉ chú trọng vào điểm này. Bất kỳ hệ lụy nào phát sinh đều được xem là một phần tác dụng phụ của sự tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp tục xem trọng tuyệt đối mục tiêu phát triển trong khi tốc độ tăng trưởng ngày càng chậm lại, các hệ lụy sẽ dễ tăng theo cấp số nhân. Chính vì vậy, các Công ty cần có những phương án thay đổi thích hợp để bắt kịp với xu hướng của thời đại, chẳng hạn như cải thiện hệ thống quản lý và văn hóa doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa tăng trưởng và lợi nhuận phù hợp mục tiêu phát triển bền vững. Đồng thời, việc tạo lập giá trị chung (CSV) nên được nhân rộng ở nhiều lĩnh vực có thể đồng thời đáp ứng các mục tiêu kinh tế của Công ty cũng như các giá trị được đề cao bởi xã hội, cộng đồng, thông qua đó, đóng góp cho xã hội bằng các hoạt động kinh doanh tài chính như Tài chính nhân văn. Tập đoàn Tài Chính Shinhan sẽ phát huy tinh thần Shinhan nguyên thủy "Góp phần xây dựng thế giới tốt đẹp hơn bằng sức mạnh tài chính" từ nền tảng của những thành tựu đã đạt được. Là một tập đoàn luôn nỗ lực vì sự thành công của Khách hàng cũng như phấn đấu cùng sự phát triển chung của đất nước và xã hội, Shinhan mong muốn mang sự chuyển đổi tích cực đến từng góc nhỏ trong xã hội và vẫn duy trì được hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận.
Củng cố Tài chính nhân văn
- Shinhan sẽ triển khai Tài chính nhân văn một cách có hệ thống
Tập đoàn tài chính Shinhan đã thành lập “Ban Xúc tiến Tài chính nhân văn”, trong đó mỗi Công ty thành viên sẽ lựa chọn và thực hiện các nhiệm vụ triển khai phù hợp. Ngoài ra, “'Ban Xúc tiến Tài chính Nhân văn”, bao gồm các Giám đốc cấp cao của Tập đoàn và các Công ty thành viên, thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu quả của các hoạt động đang được thực hiện, đồng thời phụ trách báo cáo tại Cuộc họp Hội đồng quản trị nơi các vấn đề chiến lược của Tập đoàn được thảo luận.
- Shinhan thúc đẩy sự đồng thuận nội bộ về Tài chính nhân văn
Để tạo sự quan tâm và ủng hộ của nhân viên thông qua truyền thông, Shinhan đã thêm chuyên mục Tài chính nhân văn trên website của tập đoàn (WAF), thông qua đó có thể tiếp nhận các đề xuất và chia sẻ thực tế từ nhân viên. Đồng thời, “Ban Xúc tiến Tài chính nhân văn” còn tìm hiểu mức độ quan tâm, thấu hiểu của nhân viên về Tài chính nhân văn thông qua các chuyến thăm thực tế và từ nhiều yếu tố khách quan khác. Chủ tịch Tập đoàn cũng ưu tiên gặp gỡ, chia sẻ về Tài chính nhân văn với nhiều cấp độ nhân viên để có sự quán triệt trong thực thi và đồng thời kết nối gần hơn với nhân viên. Ngoài ra, tầm quan trọng của Tài chính nhân văn còn được nhấn mạnh đối với những nhân viên vốn đã có thành tích tốt, càng cần thể hiện hiệu quả gắn liền với tinh thần Tài chính nhân văn (nhất là các nhiệm vụ chiến lược của CEO, ...) để nâng cao hiệu quả toàn diện.
Ngoài việc thực thi Tài chính nhân văn tại Hàn Quốc, tập đoàn còn áp dụng Tài chính nhân văn ở các thị trường khác ở Châu Á – vốn được xác định là thị trường chiến lược của Shinhan, theo đó, chương trình “Shinhan châu Á & Hành trình khám phá Tài chính nhân văn” đã được ra đời, giúp nhân viên của tập đoàn trải nghiệm văn hóa địa phương cũng như tạo cơ hội tổ chức các hoạt động thể hiện trách nhiệm cộng đồng ở nước sở tại. Bên cạnh đó, cùng với các Công ty thành viên, Shinhan đã có nhiều thời gian ý nghĩa khi tham gia các hoạt động tình nguyện, quyên góp, hỗ trợ cộng đồng.
Nguồn: https://www.shinhangroup.com/en/contribute/csrreport/csr_subsidiary_group4.jsp