5 nguyên tắc bảo vệ thẻ tín dụng an toàn
Trang chủ>Bản tin>5 nguyên tắc bảo vệ thẻ tín dụng an toàn>
8/2/2023

5 nguyên tắc bảo vệ thẻ tín dụng an toàn

Thanh toán khi mua sắm hàng tiêu dùng bằng thẻ tín dụng ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam do tính bảo mật và tiện lợi của nó. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng, khách hàng sẽ không tránh khỏi những trường hợp bất cẩn bị đánh cắp thông tin và mất tiền trong thẻ.

Để giúp bạn nâng cao cảnh giác trong mọi giao dịch, Shinhan Finance chia sẻ với bạn 5 nguyên tắc an toàn khi thanh toán bằng thẻ tín dụng dưới đây nhé!

1. Thanh toán bằng thẻ tín dụng an toàn

1.1. Cần lưu ý “không để lộ số bảo mật”

Ở mặt sau thẻ tín dụng thường sẽ được in 3 hoặc 4 con số bảo mật, tùy theo tổ chức phát hành thẻ và được gọi là mã CVV (thẻ Master), CVC (thẻ Visa/JCB) hoặc CID (thẻ American Express). Đây là mã xác minh của thẻ tín dụng được sử dụng để tăng cường mức độ bảo mật cho giao dịch thẻ. Nói cách khác, mã số này đóng vai trò như một lớp bảo mật khi giao dịch và chứng thức quyền sở hữu thẻ, chứng thực lệnh giao dịch thẻ khi thanh toán online.

Chỉ cần nhập thông tin thẻ và mã số bảo mật này là có thể thanh toán trực tiếp không cần nhập mã PIN. Chính vì vậy, việc để lộ mã bảo mật sẽ khiến bạn có nguy cơ bị kẻ xấu đánh cắp thông tin thẻ tín dụng và thực hiện giao dịch nhằm chuộc lợi bất chính. Để tránh lộ mã số bảo mật thẻ, ngay khi nhận thẻ, bạn cần thực hiện 2 bước sau:

- Lưu mã số bảo mật thẻ vào điện thoại hay bất cứ đâu để sau này cần có thể tìm được;

- Xóa mã số này trên thẻ, đừng làm trầy xước thẻ khi xóa. Một số đơn vị phát hành thẻ sẽ phát tem vỡ kèm theo thẻ. Bạn dán tem vỡ đè lên mã số này, khi có người cố tình cào để lấy mã số bảo mật sẽ làm vỡ tem, bạn sẽ phát hiện ngay và xử lý kịp thời.

Cần nắm rõ nguyên tắc thanh toán bằng thẻ tín dụng
Cần nắm rõ nguyên tắc thanh toán bằng thẻ tín dụng

1.2. Không cho người khác mượn thẻ

Nguyên tắc tiếp theo là không bao giờ để cho người khác mượn thẻ tín dụng. Khi cho người khác mượn thẻ, bạn có khả năng phải trả những khoản tiền không dùng do việc cố tình quẹt thẻ của người khác. Hiện nay khi dùng bữa tại nhà hàng, chúng ta có thói quen đưa thẻ cho nhân viên phục vụ tại bàn để họ mang đi thanh toán giúp. Đây là một trong những nguy cơ của việc bị lộ mã số bảo mật thẻ.

1.3. Không cung cấp thông tin thẻ tại các trang web không rõ nguồn gốc

Bạn nên cảnh giác với hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng trên các trang thanh toán trực tuyến. Nhiều trang web được tạo ra với mục đích thu thập thông tin của người sử dụng nên quảng cáo nhiều về các ưu đãi mà để nhận ưu đãi thì phải nhập thông tin thẻ tín dụng. Các trang web này lợi dụng kẽ hở từ các trang thanh toán để yêu cầu chủ nhân thẻ tín dụng nhập họ tên, số thẻ, thời hạn hiệu lực, mã xác thực thẻ, ngày hết hạn. Một số trang web lừa đảo có thể dùng giao diện giao dịch giống với giao diện trang web của các đơn vị uy tín. Do vậy, khi thực hiện giao dịch online qua thẻ tín dụng, bạn cần chú ý đến domain (tên miền) của trang web đang giao dịch, nếu nghi ngờ đó là web giả mạo, hãy từ chối nhập thông tin. Nếu xác định được không phải là trang web giả mạo, thì sau khi thực hiện giao dịch mua hàng và thanh toán online, bạn cần lập tức đăng xuất khỏi trang web và không lưu bất kỳ mật khẩu gì lên trang web đó.

Cẩn trọng khi rút tiền thẻ tín dụng
Cẩn trọng khi rút tiền thẻ tín dụng

1.4. Không chụp ảnh thẻ tín dụng

Trên thẻ chứa nhiều thông tin quan trọng như tên chủ thẻ, số thẻ, mã số bảo mật thẻ, ngày hết hạn thẻ. Với các thông tin này, kẻ gian hoàn toàn có thể thực hiện các giao dịch và thu lợi bất chính từ thẻ của bạn. Do vậy, bạn tuyệt đối không chụp hình thẻ, không đăng tải thông tin thẻ lên mạng xã hội, không để người khác chụp lại hình ảnh thẻ với bất cứ lý do nào. Nếu bạn mất cảnh giác và không tuân thủ các điều trên, có thể chính bạn sẽ tiếp tay cho các đối tượng xấu thực hiện giao dịch với thẻ của bạn một cách bất chính.

Khi quẹt thẻ hay dùng thẻ để mua hàng, thanh toán bằng thẻ tín dụng tại bất kỳ cửa hàng nào bạn cần chú ý để mắt tới thẻ tín dụng, nhất là khi đưa đến nhân viên quầy thanh toán. Hãy đảm bảo là không ai chụp lại hay lưu lại thông tin trên thẻ.

1.5 Khoá thẻ

Trong tình huống xấu nhất, là khi bạn bị mất thẻ, hay phát hiện thông tin thẻ đã bị đánh cắp, hoặc không thực hiện giao dịch nhưng lại nhận được tin nhắn OTP, bạn hãy dùng tính năng khoá thẻ ngay lập tức qua ứng dụng của đơn vị phát hành thẻ, hoặc gọi ngay đến đường dây nóng để được khoá thẻ nhanh nhất.

2. Một vài lưu ý quan trọng khi tiến hành thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đem đến rất nhiều lợi ích khi mua hàng, nhưng cũng đòi hỏi bạn cẩn thận hơn trong các giao dịch. Dưới đây là một số lưu ý khi thanh toán dư nợ thẻ tín dụng:

  • Kiểm tra sao kê: Quản lý chi tiêu hiệu quả, tránh trường hợp bị lừa đảo, mất tiền
  • Kiểm tra hạn thanh toán: Thanh toán đúng hạn tiền vay, tránh bị phạt chậm trả
  • Kiểm soát giao dịch: Đăng ký nhận thông báo khi có phát sinh giao dịch

Trên đây là một vài thông tin quan trọng liên quan đến những nguyên tắc khi thanh toán bằng thẻ tín dụng. Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn có thể sử dụng được thẻ tín dụng một cách có hiệu quả.

Đọc tiếp