Quản lý tài chính khi chuyển đổi công việc hoặc nghỉ việc tạm thời
Trang chủ>Bản tin>Quản lý tài chính khi chuyển đổi công việc hoặc nghỉ việc tạm thời>
15/5/2024

Quản lý tài chính khi chuyển đổi công việc hoặc nghỉ việc tạm thời

Một ngày đẹp trời, bạn quyết định “say goodbye” với công việc hiện tại để tìm kiếm thứ mới mẻ hơn hoặc đơn giản là nghỉ ngơi sau chuỗi ngày chăm chỉ. Nghe thì có vẻ “chill”, nhưng ví tiền lại đang réo inh ỏi: “Thế đã có kế hoạch tài chính chưa?”. Yên tâm, nếu bạn biết cách chuẩn bị đúng cách, giai đoạn chuyển giao này sẽ vừa ổn áp, vừa thoải mái, mà ví vẫn căng như ngày mới lĩnh lương. Nào hãy cùng tìm hiểu bí kíp để quản lý tài chính khi chuyển đổi công việc mà vẫn không lo thiếu tiền nhé!

Chuẩn bị quỹ dự phòng: Người bạn đồng hành không thể thiếu

Chuẩn bị quỹ dự phòng: Người bạn đồng hành không thể thiếu

Nếu bạn sắp rời xa nguồn thu nhập ổn định, việc đầu tiên cần làm chính là thiết lập một quỹ dự phòng.

Quỹ dự phòng là gì?

Hiểu đơn giản, đây là số tiền "cứu cánh" giúp bạn sống thoải mái trong 3-6 tháng mà không cần quá lo lắng về tiền bạc. Quỹ này không chỉ hỗ trợ chi phí sinh hoạt hàng ngày mà còn là "đệm an toàn" khi bạn cần thanh toán các hóa đơn bất ngờ.

  • Vậy quỹ dự phòng bao nhiêu là đủ?
    Một cách đơn giản là tính toàn bộ chi phí sinh hoạt hàng tháng của bạn (ăn uống, nhà ở, điện nước, internet, v.v.) và nhân lên 3 hoặc 6 lần. Vậy làm cách nào để bạn có thể tích góp được lượng quỹ này?
  • Cách tiết kiệm quỹ dự phòng: hãy bắt đầu thói quen trích ít nhất 10-20% lương hàng tháng. Hạn chế các khoản chi tiêu không cần thiết, như mua sắm online hay những bữa tiệc xa hoa.

Quỹ dự phòng là "tấm lá chắn" tài chính, nhưng để phát huy hiệu quả, bạn cần một ngân sách chi tiêu thông minh làm "kim chỉ nam". Chuẩn bị đủ tiền dự phòng rồi, giờ là lúc học cách chi tiêu khéo léo để vượt qua giai đoạn nghỉ việc thật nhẹ nhàng!

Xây dựng ngân sách chi tiêu thông minh

Xây dựng ngân sách chi tiêu thông minh

Ngân sách chính là bản đồ giúp bạn đi qua "sa mạc" tài chính một cách an toàn. Hãy lập kế hoạch chi tiêu thật chi tiết:

Bạn cần phân bổ chi tiêu một cách hợp lý như:

  • 50% cho các nhu cầu cơ bản (nhà ở, ăn uống, điện nước).
  • 30% cho sở thích và giải trí (một cách vừa phải).
  • 20% cho tiết kiệm và quỹ dự phòng.

Ngoài ra, cũng cần theo dõi và điều chỉnh thói quen chi tiêu sao cho hợp lý, bạn có thể sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính hiện nay hoặc nhập thủ công trên Excel một cách dễ dàng. Thói quen này không chỉ giúp bạn "soi" mọi khoản chi mà còn đưa ra cảnh báo khi bạn "vung tay quá trán".

Tận dụng các nguồn thu nhập phụ

Tận dụng các nguồn thu nhập phụ

Nếu bạn chưa có nguồn thu nhập mới, đây là thời điểm để bạn thử sức với các công việc tự do hoặc kinh doanh nhỏ lẻ. Dưới đây là một số gợi ý về công việc phù hợp với bạn.

  • Dạy kèm hoặc bán kỹ năng: Nếu bạn giỏi ngoại ngữ, viết lách, hoặc thiết kế cơ bản, vậy tại sao không biến chúng thành tiền?
  • Kinh doanh online: Đồ handmade, phụ kiện, hoặc quần áo cũ chất lượng vẫn luôn có sức hút mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội. Đây là cơ hội vàng để vừa thỏa mãn đam mê bán hàng, vừa có thêm thu nhập đáng kể.
  • Làm affiliate marketing: Nếu bạn thích tạo nội dung trên mạng xã hội, hãy thử sức với affiliate marketing. Bằng cách giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ qua kênh cá nhân, bạn có thể nhận hoa hồng từ mỗi giao dịch thành công. Vừa giải trí vừa kiếm tiền – ai mà không thích chứ?

Đừng ngần ngại thử sức với những ý tưởng này – biết đâu chúng lại là khởi đầu cho một nguồn thu nhập bền vững! Ngoài việc tìm kiếm các nguồn thu nhập phù thì việc hạn chế chi tiêu xa xỉ cũng được xem là một người thu nhập khi bạn không còn xem nó là thói quen hữu ích nữa.

Hạn chế chi tiêu xa xỉ

Hạn chế chi tiêu xa xỉ

Dù bạn là "tay chơi" thứ thiệt, giai đoạn này không phải là thời điểm để vung tiền vào những khoản mua sắm không cần thiết.

  • Chỉ mua những gì thật sự cần thiết: một danh sách mua sắm cụ thể sẽ giúp bạn tránh những món đồ "trông thì thích nhưng không cần".
  • Tận dụng ưu đãi: thời gian này cũng là lúc bạn nên săn các chương trình khuyến mãi, giảm giá để tiết kiệm tối đa.

Giữ tinh thần lạc quan và tư duy dài hạn

Giữ tinh thần lạc quan và tư duy dài hạn

Chuyển đổi công việc hay nghỉ việc tạm thời nghe có vẻ đáng sợ, nhưng thực tế, đây có thể là cơ hội vàng để bạn "refresh" cuộc sống và định hướng lại sự nghiệp của mình. Thay vì tự "dìm hàng" bản thân với những lo âu không cần thiết, hãy giữ tinh thần lạc quan và tập trung vào tương lai. Bạn có thể xem đó như cơ hội để khám phá bản thân và phát triển kỹ năng mới như:

  • Học hỏi thêm kỹ năng mới: hãy thử đăng ký một khóa học online, tham gia các buổi hội thảo, hoặc đơn giản là tự học những kỹ năng mà bạn cảm thấy hứng thú. Chẳng hạn, học thêm một ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ hay thậm chí là nấu ăn – những điều nhỏ nhặt này đều có thể mở ra cơ hội lớn trong tương lai.
  • Xây dựng một kế hoạch tài chính dài hạn: việc lập mục tiêu cụ thể không chỉ giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả mà còn mang lại sự tự tin khi đối mặt với các thay đổi trong cuộc sống. Hãy tự hỏi: "Mình muốn đạt được gì trong 3 năm tới, và cần bao nhiêu để thực hiện điều đó?" Câu trả lời sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về hành trình tài chính của mình.

Hãy xem đây là một hành trình khám phá bản thân, không phải là một giai đoạn "ngủ đông". Ai biết được, chính những quyết định tích cực này có thể đưa bạn đến một phiên bản tuyệt vời hơn của chính mình!

Tóm lại, tạm nghỉ việc hay chuyển đổi công việc có thể mang lại nhiều thay đổi, nhưng đó cũng là cơ hội để bạn làm mới cuộc sống. Điều quan trọng nhất là luôn có kế hoạch tài chính rõ ràng, sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức. Với sự chuẩn bị chu đáo, bạn sẽ không chỉ sống ổn định mà còn đủ "lực" để bứt phá trong tương lai. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.

Đọc tiếp