Hiểu đúng về lạm phát: Làm gì khi đồng tiền mất giá?
Trang chủ>Bản tin>Hiểu đúng về lạm phát: Làm gì khi đồng tiền mất giá?>
19/6/2024

Hiểu đúng về lạm phát: Làm gì khi đồng tiền mất giá?

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể cảm nhận được, đặc biệt khi giá cả hàng hóa leo thang và số tiền trong ví dường như "bốc hơi" nhanh chóng. Nhưng hiểu đúng về lạm phát và có chiến lược tài chính phù hợp sẽ giúp bạn bảo vệ giá trị tài sản và an tâm trước những biến động kinh tế. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này trong bài viết dưới đây nhé!

Lạm phát là gì và tại sao nó xảy ra?

Lạm phát là gì và tại sao nó xảy ra?

Lạm phát có thể hiểu một cách đơn giản là sự mất giá của đồng tiền theo thời gian, khiến bạn cần nhiều tiền hơn để mua cùng một mặt hàng. Ví dụ, một ổ bánh mì từng có giá 10.000 VNĐ nay tăng lên 15.000 VNĐ. Như vậy, tiền của bạn đã mất đi một phần sức mua. Có một vài nguyên nhân dẫn đến lạm phát:

  • Cầu kéo: nhu cầu mua sắm hàng hóa tăng cao, nhưng nguồn cung không đáp ứng kịp dẫn đến giá cả tăng.
  • Chi phí đẩy: giá nguyên liệu đầu vào tăng khiến các chủ quán, doanh nghiệp phải tăng giá bán sản phẩm.
  • Lạm phát tiền tệ: khi chính phủ in thêm tiền vào lưu thông mà không có sự tăng trưởng tương ứng về hàng hóa và dịch vụ.

Tuy lạm phát là một phần tự nhiên của nền kinh tế, nếu không được kiểm soát, nó sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, tiết kiệm và cuộc sống của mỗi người. Câu hỏi đặt ra: liệu người tiêu dùng có thể bảo vệ được tài chính khi làm phát tăng cao hay không?

Làm gì để bảo vệ tài chính khi lạm phát tăng cao?

Việc đối phó với lạm phát đòi hỏi bạn phải linh hoạt trong cách quản lý tài chính và có chiến lược đầu tư thông minh. Dưới đây là những phương pháp hiệu quả để bảo vệ tài sản trước sự mất giá của đồng tiền.

Làm gì để bảo vệ tài chính khi lạm phát tăng cao?

Đầu tư vào các tài sản có khả năng tăng trưởng

Khi lạm phát xảy ra, để tiền mặt nằm yên sẽ chỉ làm giảm giá trị của nó. Thay vào đó, bạn nên chuyển một phần tiền nhàn rỗi sang các kênh đầu tư có khả năng sinh lời cao hơn, như:

  • Chứng khoán: cổ phiếu của các công ty lớn, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động ổn định và có khả năng tăng trưởng trong giai đoạn lạm phát.
  • Bất động sản: giá trị nhà đất thường tăng theo thời gian và có thể là một hàng rào chống lạm phát hiệu quả.
  • Vàng: vàng từ lâu đã được coi là tài sản an toàn, giữ giá trị tốt trong thời kỳ lạm phát.
  • Quỹ đầu tư: nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm, quỹ đầu tư là lựa chọn an toàn để các chuyên gia giúp bạn tối ưu lợi nhuận.Đầu tư vào các tài sản có khả năng tăng trưởng

Cùng phân tích về lợi ích cũng như rủi ro của các kênh đầu tư, từ đó bạn có thể lựa chọn được kênh phù hợp hơn:

Kênh đầu tư

Lợi ích

Rủi ro

Chứng khoán

Sinh lợi cao khi chọn đúng cổ phiếu

Biến động theo thị trường

Bất động sản

Bảo toàn giá trị, lợi nhuận ổn định

Thanh khoản thấp, cần vốn lớn

Vàng

An toàn, chống lạm phát tốt

Giá có thể dao động trong ngắn hạn

Quỹ đầu tư

Quản lý chuyên nghiệp, sinh lời ổn định

Phụ thuộc vào hiệu suất của quỹ

Đa dạng hóa nguồn thu nhập

Đa dạng hóa nguồn thu nhập

Để không bị phụ thuộc vào một nguồn tiền duy nhất, bạn nên tìm cách gia tăng thu nhập thông qua:

  • Kinh doanh thêm: tìm các lĩnh vực kinh doanh nhỏ phù hợp với thời gian và vốn hiện có.
  • Làm việc tự do (freelance): tận dụng kỹ năng của mình để nhận thêm dự án ngoài giờ làm.
  • Đầu tư vào các kênh thu nhập thụ động: như gửi tiết kiệm, đầu tư trái phiếu hoặc cho thuê bất động sản.

Việc đa dạng hóa nguồn thu không chỉ giúp bạn có thêm tài chính để trang trải khi chi phí tăng cao mà còn tạo ra nguồn quỹ ổn định để đầu tư.

Tối ưu hóa chi tiêu và tiết kiệm thông minh

Tối ưu hóa chi tiêu và tiết kiệm thông minh

Lạm phát đòi hỏi chúng ta phải cẩn trọng hơn trong cách chi tiêu và tiết kiệm. Một số mẹo giúp bạn tối ưu hóa dòng tiền bao gồm:

  • Xây dựng ngân sách chi tiêu: ghi lại các khoản chi và cắt giảm những chi phí không cần thiết.
  • Mua sắm thông minh: săn ưu đãi, mua hàng số lượng lớn hoặc chọn thương hiệu có giá cả hợp lý.
  • Tích lũy quỹ khẩn cấp: nên duy trì một quỹ dự phòng đủ để chi trả các khoản sinh hoạt từ 3-6 tháng.
  • Chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm tại ngân hàng có lãi suất cao: lựa chọn ngân hàng và kỳ hạn gửi tiết kiệm phù hợp với lãi suất tốt là cách giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận từ tiền gửi, giảm thiểu tác động của lạm phát lên giá trị tài sản.

Ngoài việc bảo vệ tài chính trong tình hình kinh tế đầy thách thức, bạn nên cập nhật kiến thức tài chính liên tục để có hướng đi đúng đắn.

Đọc tiếp