Bí quyết lập kế hoạch tài chính trước tuổi 30
Trang chủ>Bản tin>Bí quyết lập kế hoạch tài chính trước tuổi 30>
17/2/2023

Bí quyết lập kế hoạch tài chính trước tuổi 30

Khi ở tuổi 20, chúng ta có thể lấy lý do tuổi trẻ để không vội vàng trong việc lên kế hoạch tài chính cá nhân. Nhưng ở độ tuổi 30, bạn đã bắt đầu nhìn nhận về mức độ thành công của bản thân thông qua các thành tựu như mua nhà, xe cộ, tiết kiệm được bao nhiêu, đã đi du lịch những đâu, đã chuẩn bị gì để bước vào giai đoạn lập gia đình,…

Để chuẩn bị đầy đủ hành trang và tự tin bước đến cột mốc tuổi 30, bạn cần có những quan điểm rõ ràng về tài chính cá nhân cũng như những bí quyết quản lý nó hiệu quả. Dưới đây là những bài học tài chính nên biết trước tuổi 30 để bạn kiểm soát đồng tiền của mình.

1. Lập kế hoạch tài chính hiệu quả

Đầu tiên, bạn cần rà soát lại toàn bộ chi tiêu của bản thân, điều này sẽ giúp bạn nhận ra mình đang lãng phí tiền cho những việc nào, có thể cắt giảm được không… từ đó bạn mới có thể lên kế hoạch chi tiêu và tích lũy hợp lý. Kế hoạch tài chính cần có mục tiêu và chiến lược rõ ràng.

Ví dụ: Bạn muốn mua một chiếc ô tô, thay vì chỉ ngồi mơ mộng thì hãy lên kế hoạch tài chính cụ thể để đạt được điều đó. Để đỡ cảm thấy áp lực và mục tiêu quá xa vời, bạn nên đặt cho mình mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, bắt tay vào thực hiện từng mục tiêu. Ngoài việc chuẩn bị một số tiền nhất định, bạn có thể cân nhắc lựa chọn gói vay mua ô tô phù hợp nhất với điều kiện chi trả của bản thân để tậu chiếc “xế hộp” mà không phải đối mặt với “gánh nặng tài chính”.

2. Lập quỹ tiết kiệm

Tiết kiệm tiền là cách giúp bạn đảm bảo tương lai tài chính cho chính mình. Hãy học cách tiết kiệm tiền từ những mục tiêu ngắn hạn rồi dần nâng cấp, thử thách bản thân ở những mục tiêu dài hạn hơn.

Hãy tập cho mình thói quen chỉ sử dụng 80% - 90% tiền lương và tiết kiệm 20% -10% còn lại. Việc sử dụng nguồn thu nhập như vậy sẽ giúp bạn có một nguồn tiền tiết kiệm cho tương lai, đồng thời không bị rơi vào tình trạng túng thiếu. Sau khi đã hình thành thói quen quản lý tài chính, bạn có thể tăng dần số tiền tiết kiệm lên.

3. Học cách đầu tư

Thông thường, chúng ta có xu hướng chỉ đầu tư khi tài chính ổn định. Tuy nhiên, có rất nhiều cách đầu tư khác nhau và bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ một số tiền nhỏ. Đầu tư tài chính là cách là giúp nguồn tài chính của bạn sinh lời thay vì chỉ để đồng tiền nhàn rỗi. Dó đó, bạn cần nên quan sát, học tập, không ngừng tìm kiếm cơ hội và hãy cân nhắc kỹ khi quyết định đầu tư để tạo ra thêm nguồn thu nhập khác cho bản thân.

4. Tận dụng các giải pháp tài chính

Ngày nay, các tổ chức tín dụng uy tín thường cung cấp rất đa dạng các sản phẩm tài chính nhằm hỗ trợ khách hàng nâng cao chất lượng cuộc sống và quản lý tài chính hiệu quả. Nếu mong muốn sở hữu các tài sản có giá trị thay vì trả một lần tiền, bạn có thể cân nhắc các gói vay trả góp theo tháng hoặc sử dụng ưu đãi trả góp qua thẻ tín dụng… để chia nhỏ khoản chi trả của mình, giảm bớt áp lực tài chính và có thể sử dụng tiền đầu tư cho các cơ hội khác.

Đặc biệt, khi bạn có nhu cầu sử dụng khoản tiền lớn để mua xe, sửa chữa nhà cửa, hãy cân nhắc các gói vay mua ô tô, vay tín chấp, vay tiêu dùng, vay mua xe máy, … với các kỳ hạn chi trả linh hoạt để có thể cân đối khả năng tài chính của mình vừa phục vụ nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân. Tham khảo các giải pháp tài chính của Shinhan Finance tại đây.

Kiểm soát và quản lý tài chính cá nhân tuổi 30 là điều cần thiết giúp bạn tạo được thế cân bằng cho cuộc sống và biến những mục tiêu của bản thân thành hiện thực, đồng thời giúp bạn có thể trở thành trụ cột vững chắc cho gia đình mình. Sẽ không là quá muộn hay quá khó để thực hiện khi ở độ tuổi này, điều quan trọng vẫn là bạn hiểu được ý nghĩa của việc quản lý tài chính và nghiêm túc thực hiện kế hoạch tài chính mà bản thân, gia đình đã đặt ra.

Đọc tiếp